BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ CÁC BIẾN CHỨNG

"Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm."

 

VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ CÁC BIẾN CHỨNG

 

"Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm."

Viêm loét dạ dày tá tràng đang là 1 bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.

 

 

Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.

Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây bệnh ung thư dạ dày .

Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Vì vậy hiểu biết về bệnh để có biện pháp phòng ngừa hay chữa trị là điều hết sức cần thiết trong mỗi chúng ta.

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?

Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc.

Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.

Các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Có 4 biến chứng chính viêm loét dạ dày:

Chảy máu dạ dày:

Bệnh nhân có triệu chứng của đau dạ dày một thời gian, thường vào mùa rét đột nhiên thấy người choáng váng, vã mồ hôi, sau đó xuất hiện nôn ra thức ăn lẫn máu tươi, máu cục hoặc dịch nâu đen và nhiều giờ sau sẽ có phân đen sệt như hắc ín, khi cho nước vào thấy loang đỏ. Nếu chảy máu nhẹ thì người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, đôi khi hoa mắt chóng mặt và ỉa ra phân đen chứ không có nôn ra máu.

Thủng dạ dày:

Thường thủng ở loét dạ dày hoặc ổ loét hành tá tràng, bệnh nhân đau đột ngột trên rốn, triệu chứng kinh điển mô tả đau đột ngột dữ dội như dao đâm trên rốn, cúi lom khom không đứng thẳng lên được, nếu thăm khám sẽ thấy bụng cứng như gỗ vì bệnh nhân đau phải cứng bụng để chống lại cái đau. Đây là bệnh cấp cứu vì nếu không phẫu thuật sớm sẽ đưa đến viêm phúc mạc và tử vong.

Hẹp môn vị:

Hẹp môn vị là do loét hành tá tràng hoặc loét môn vị, lúc đầy thức ăn ở dạ dày bị cản trở xuống chậm, dạ dày tăng co bóp, dần dần nếu hẹp hoàn toàn thức ăn không xuống được nữa, dạ dày giãn to, người bệnh gầy nhanh vì không có dinh dưỡng, nôn ra thức ăn cũ. Đây là biến chứng hay gặp ở loét hành tá tràng, ngày nay do nhiều phương tiện chuẩn đoán, nhiều thuốc tốt nên thủng dạ dày và hẹp môn vị đã giảm đi nhiều nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

Loét dạ dày ung thư hoá:

Chỉ gặp ở các ổ loét dạ dày, chưa gặp trường hợp loét ở hành tá tràng, các ổ loét dạ dày lâu ngày có sự thay đổi tế bào dẫn đến ung thư hoá

Các phương pháp phát hiện bệnh dạ dày

Ngoài khám lâm sàng, dựa vào triệu chứng người bệnh kể, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp sau để chẩn đoán bệnh dạ dày.

Chụp X-quang chẩn đoán:

Bệnh nhân nhịn ăn, được uống một cốc thuốc cản quang, sau đó chụp nhiều film để phát hiện hình ảnh tổn thương, phương pháp này đã tồn tại rất nhiều năm đến nay ít có giá trị hơn nội soi chẩn đoán.

Nội soi chẩn đoán: Các thầy thuốc dùng một ống nội soi mềm luồn từ miệng qua thực quản xuống đến dạ dày tá tràng, qua ống nội soi nhờ có camera quan sát thầy thuốc có thể phát hiện rõ tình trạng niêm mạc dạ dày, và các tổn thương ở dạ dày tá tràng, ngày nay, qua ống nội soi bác sĩ có thể tiến hành một số kỹ thuật như nong hang vị, sinh thiết ổ loét xét nghiệm tế bào, cắt các polyp hoặc can thiệp lên đường mật. Đây là phương pháp chính xác nhất, nhanh và có thể điều trị một số bệnh.