THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BỆNH ĐAU DẠ DÀY

"Dạ dày tiếp xúc với thức ăn hàng ngày, nên để làm lành những vết viêm loét trong điều kiện này là rất khó khăn, đòi hỏi lâu dài mới đạt hiệu quả. Việc chữa trị bằng thuốc tân dược để giảm nhanh tình trạng thừa acid và làm giảm đau tức thời, nhưng sẽ gây rối loạn cơ chế tiết acid của dạ dày."

 

THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC ĐAU DẠ DÀY

 

"Dạ dày tiếp xúc với thức ăn hàng ngày, nên để làm lành những vết viêm loét trong điều kiện này là rất khó khăn, đòi hỏi lâu dài mới đạt hiệu quả. Việc chữa trị bằng thuốc tân dược để giảm nhanh tình trạng thừa acid và làm giảm đau tức thời, nhưng sẽ gây rối loạn cơ chế tiết acid của dạ dày."

Đau dạ dày là một bệnh rất phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, và chúng ta dễ dàng mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Dạ dày cũng là nơi tiếp xúc với thức ăn hàng ngày, nên để làm lành những vết viêm loét trong điều kiện này là rất khó khăn, đòi hỏi lâu dài mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên việc chữa trị bằng thuốc tân dược để giảm nhanh tình trạng thừa acid và làm giảm đau tức thời, nhưng sẽ gây rối loạn cơ chế tiết acid của dạ dày, và vì vậy bệnh tình có thể chuyển biến theo nhiều dạng khác. 

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã sử dụng các loại thảo dược để bào chế thành những bài thuốc chữa viêm dạ dày rất hiệu quả, và không gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị lâu dài. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người, các vị thuốc sẽ được thay đổi, gia giảm và phối hợp một cách hợp lý nhất. 

Thể Tỳ Vị Hư Hàn

Người bị viêm dạ dày ở thể tỳ vị hư hàn luôn cảm thấy vùng bụng trên rốn (thượng vị) đau âm ỉ, thường xuyên đầy bụng, chán ăn, người gầy yếu. Bên cạnh đó, quan sát bằng mắt thường cũng thấy một số biểu hiện như lưỡi nhợt, mặt mũi kém sắc, chân tay lạnh.

Theo quan niệm của Đông y, muốn điều trị chứng viêm dạ dày ở người tỳ vị hư hàn thì cần ôn trung, ích khí, kiện tỳ và hòa vị. Một số vị thuốc được bào chế và kết hợp với nhau để điều trị chứng bệnh này đó là bạch truật, hương phụ, đang sâm, trần bì, cam thảo, a giao dưỡng huyết…

 

 

Thể Âm Hư Vị Nhiệt

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như cảm giác đau rát bỏng, đặc biệt đau tăng lúc đói và về đêm, chán ăn, miệng khô đắng thì rất có thể bạn đang bị viêm dạ dày thể âm hư vị nhiệt. Đối với thể này, Đông y sẽ điều trị theo nguyên tắc dưỡng âm thanh vị và sơ can tán hỏa để bệnh nhân nhanh lành bệnh và khôi phục sức khỏe.

 

 

Các vị thuốc như thanh bì, trần bì, đa sâm, mạch môn và bạch thược… sẽ được phối hợp với một số loại thảo dược khác để trở thành bài thuốc dưỡng vị, thông ứ rất hiệu quả cho bệnh nhân bị viêm dạ dày.

Thể Can Vị Có Khí Trệ

Bệnh nhân bị viêm dạ dày ở thể này thường có các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua nhiều, vị trí đau thường ở vùng bụng trên rốn và lan ra hai bên mạng sườn. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị ở trong trường hợp này là chỉ thống, sơ can hòa vị và lý khí.

Bài thuốc có thể dùng là phối hợp một số vị như bạch thược, bạch linh, sài hồ, cam thảo… với liều lượng nhất định rồi đem sắc uống. Nếu ợ chua hoặc buồn nôn nhiều thì có thể thêm ô tặc cốt và gừng tươi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm dạ dày cũng có thể sử dụng một số bài thuốc khác như nghệ – mật ong hoặc chè dây cũng giúp giảm đau, tiêu viêm, kích thích ăn ngon miệng, giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày.

 

 

Vi khuẩn HP gây mất cân bằng cơ chế tiết acid của dạ dày

Vi khuẩn Hp có mặt trong niêm mạc dạ dày cả người lành và người bệnh. Có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm Hp; tỷ lệ nhiễm cao hơn ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh kém (80-90%). May mắn là không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng mắc bệnh. Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng cũng như không có biến chứng.

 

 

Dạ dày người là “một túi acid” với mức pH lúc đói khoảng 2. Đây là môi trường gần như vô khuẩn, vì thế sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày là một điều kỳ lạ. Chính vì vậy sự phát hiện ra loại vi khuẩn này cùng vai trò của nó trong viêm loét dạ dày tá tràng đã đem lại giải thưởng Nobel về Y học năm 2005 cho 2 nhà khoa học Warren và Marshal.

Vậy tại sao vi khuẩn Hp có thể sống được trong môi trường bất lợi của dạ dày trong khi các vi khuẩn khác không thể tồn tại? Mấu chốt ở đây là nhờ Hp tiết ra một loại enzym điều chỉnh được pH môi trường bao quanh chúng, enzym Urease. Urease phân hủy ure thành amoniac và carbonic, tạo ra môi trường pH xung quanh vi khuẩn lên đến 7, rất thuận tiện cho sự sinh tồn của chúng. Môi trường dạ dày bị kiềm hóa dẫn tới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày trở nên loãng và mỏng hơn, nhờ đó vi khuẩn có thể xuyên xuống lớp niêm mạc thành dạ dày.Urease do Hp tạo ra còn gây kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nên các yếu tố tiền viêm (IL-2, IL-6, IL-8 và TNF), tiền đề cho viêm loét niêm mạc dạ dày.

KẾT LUẬN

Rõ ràng, Đông y định bệnh theo sự thay đổi trong nội tại của cơ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều chỉnh những bất ổn bên trong. Sự thay đổi cơ thể là do những yếu tố bên ngoài tác động khi chúng ta sống, sinh hoạt và làm việc. Một số loài vi khuẩn như như vi khuẩn HP cũng chỉ là một trong những yếu tố khách quan bên ngoài tấn tác động lên cơ thể chúng ta, và làm cho cơ thể chúng ta thay đổi. Những nguyên nhân bên ngoài thì thiên hình vạn trạng, và vài năm thì lại có vi khuẩn khác, virus khác được phát hiện ra. Nếu chúng ta dựa vào đó mà định ra phương thuốc tốt để chữa bệnh, thì y học chỉ đơn giản là để đối phó, mà không phải là phòng vệ và đem đến cho loài người sức khỏe dài lâu.

Như vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán HP ở những người khỏe mạnh không những không cần thiết mà còn gây hoang mang, lo lắng quá mức cho cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc do việc điều trị được tiến hành đại trà.

Theo khuyến cáo của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, không nên chỉ định xét nghiệm chẩn đoán HP như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó, những người khỏe mạnh không nên ồạt đi “truy lùng” vi khuẩn vì gây lãng phí tiền bạc. Người bệnh chỉ nên đi tầm soát bệnh nếu thấy mắc các triệu chứng nghi ngờ của bệnh viêm loét bao tử, tá tràng.

Ngược lại, một số tình huống quan trọng thật sự cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Đó là trường hợp có người thân (như cha mẹ, anh chị em ruột, con cái) bị bệnh ung thư dạ dày thì thường có nguy cơ dễ bị loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày hơn khi bị nhiễm HP. Do đó những người này, dù không hề có triệu chứng, cũng nên được làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị tiệt trừ nhằm ngăn ngừa những bệnh lý này trong tương lai.