VI KHUẨN HP KHÁNG THUỐC ĐÁNG BÁO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

"Tỷ lệ Hp kháng thuốc kháng sinh như Metronidazol lên tới 90%, Clarithromycin lên tới 50% tại nhiều khu vực tại Việt Nam mang lại thách thức to lớn cho thầy thuốc trong điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp."

 

VI KHUẨN HP KHÁNG THUỐC ĐÁNG BÁO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

 

"Tỷ lệ Hp kháng thuốc kháng sinh như Metronidazol lên tới 90%, Clarithromycin lên tới 50% tại nhiều khu vực tại Việt Nam mang lại thách thức to lớn cho thầy thuốc trong điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp."

Vi Khuẩn Hp Gây Bệnh Dạ Dày Ngày Càng Khó Diệt Do Tình Trạng Kháng Thuốc Gia Tăng Báo Động Tại Việt Nam. Hiện Nay, Tỷ Lệ Hp Kháng Thuốc Kháng Sinh Như Metronidazol Lên Tới 90%, Clarithromycin Lên Tới 50% Tại Nhiều Khu Vực Tại Việt Nam Mang Lại Thách Thức To Lớn Cho Thầy Thuốc Trong Điều Trị Bệnh Lý Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp.

 

 

Những con số đáng báo động

Cách đây khoảng 10 năm, việc điều trị vi khuẩn Hp khá dễ dàng với phác đồ điều trị Hp gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ tiệt trừ có thể lên tới trên 95%, trong khi tỷ lệ tiệt trừ thành công Hp đạt 90% đã được coi là một phác đồ điều trị hiệu quả. Từ năm 2003 tới năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn Hp thành công với phác đồ chuẩn giảm dần từ 91,7% tới 62,5%, con số của năm 2014, 2015 còn thấp hơn nhiều. Theo PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên, Giám đốc trung tâm Nội soi và chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 “chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nhiễm Hp có thể tiệt trừ được Hp sau lần sử dụng phác đồ diệt Hp đầu tiên, còn lại phải tái điều trị với các phác đồ khác.”

Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng I, có tới 55% trẻ em được điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp thất bại với phác đồ điều trị lần đầu, số trẻ em đó phải chuyển sang điều trị với các phác đồ tiếp theo và nếu như thất bại lại tiếp tục được lựa chọn các phác đồ tiếp theo nữa cho tới khi bác sỹ không còn “loại vũ khí” nào tốt hơn dành cho các trẻ, đối tượng rất dễ bị tổn thương khi nhiễm khuẩn Hp.

 

 

Nghiên cứu vào năm 2013 của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản cho thấy tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng đáng báo động là nguyên nhân gây thất bại ở các phác đồ điều trị Hp thông thường. Biểu đồ sau minh họa tỷ lệ Hp kháng một số loại thuốc kháng sinh.

Sử dụng các thuốc kháng sinh không đủ liều lượng để tiêu diệt vi khuẩn Hp, sử dụng sai thuốc, lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh lý khác, không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc… là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nhanh nhất trên thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp và Ung thư dạ dày cũng thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Tình trạng Hp kháng thuốc là hậu quả của các nguyên nhân tổng hợp ở trên.

Ứng xử khi nghi ngờ vi khuẩn Hp kháng thuốc

Về mặt lý thuyết, khi nghi ngờ có vi khuẩn Hp kháng thuốc, thầy thuốc sẽ lấy mảnh sinh thiết trong dạ dày người bệnh và nuôi cấy và thử với các loại kháng sinh nhau (gọi là làm kháng sinh đồ). Trong quá trình thử nghiệm đó, bác sỹ sẽ biết vi khuẩn Hp còn nhạy cảm với loại kháng sinh nào và sử dụng chúng trong phác đồ tiệt trừ Hp.

Tuy nhiên, trên thực tế việc làm kháng sinh đồ đòi hỏi thời gian, tốn kém và khả năng thành công cũng không cao cho nên bác sỹ sẽ chỉ định một phác đồ kháng sinh mới để diệt trừ Hp. Nếu như tiếp tục thất bại, bác sỹ sẽ lựa chọn kháng sinh khác và cứ như vậy cho tới khi không còn phác đồ để điều trị.