KIẾN GIẢI VỀ CHỮA TRỊ UNG THƯ - PHẦN 6: KINH NGHIỆM CHỮA UNG THƯ CỦA HOÀ HOẢ-LÝ LUẬN Y HỌC VÀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG Y HỌC

"Sự lựa chọn vào thời khắc quan trọng của Hoà Hoả đã phản ánh năng lực tư duy logic của cô.Chính vì cô có năng lực này mới giúp cô tự cứu mình vào lúc quyết định."

 

KIẾN GIẢI VỀ CHỮA TRỊ UNG THƯ - PHẦN 6 : KINH NGHIỆM CHỮA TRỊ UNG THƯ CỬA HÒA HÓA-LÝ LUÂN Y HỌC VÀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG Y HỌC

 

"Sự lựa chọn vào thời khắc quan trọng của Hoà Hoả đã phản ánh năng lực tư duy logic của cô.Chính vì cô có năng lực này mới giúp cô tự cứu mình vào lúc quyết định."

Tháng 9/1997, nữ sĩ Hoà Hoả phẫu thuật ung thư vú, đồng thời hoá xạ trị. Một năm rưỡi sau bị tái phát đúng chỗ mổ.Cô đi bệnh viện Ung bướu Triết Giang chữa trị tiếp. Chữa trị vừa kết thúc, khối u lại di căn xuống chân trái. Đến tháng 4/2000, “lượng hoá xạ trị gấp 3 những bệnh nhân tình trạng tương tự. Tất cả là 14 lần hoá trị lớn, 3 lần xạ trị liên tiếp, mỗi lần hơn 40 ngày, tổng lượng xạ trị đạt tới hơn 130 lần. Xạ trị liên tiếp khiến bị bỏng độ III mang tính phóng xạ khiến toàn bộ vùng ngực tôi lở loét và hoại tử, đến giờ vẫn còn lại sẹo”. “Tháng 5/2001, ung thư tái phát lần 3, vẫn tái phát vùng da đó. Chuyên gia ung bướu khuyên tôi tiếp tục hoá trị. Cân nhắc điều kiện sức khoẻ lúc đó, tôi quyết định không hoá trị nữa và chung sống với ung thư”. Nhờ quyết định sáng suốt lúc đó đã cứu mạng nữ sĩ Hoà Hoả. “Chung sống với ung thư” là một khái niệm tương phản không thể chấp nhận được của “ung thư tất chết”.

“Bác sỹ nói tôi chỉ sống được 3 tháng nữa. Chuyên gia ở Thượng Hải và Hàng Châu đều khuyên tôi dung thử một loại thuốc mới. Thuốc này chỉ có hiệu quả với 20% số người sử dụng.Cộng thêm hoá trị, một năm mất chừng gần trăm vạn tệ.Nếu có hiệu quả, dùng hết năm này qua năm khác cho đến khi có tình hình mới mới thôi.Tôi không nghe ý kiến chuyên gia”. “Vì tiết kiệm số tiền thuốc khổng lồ, tôi bắt đầu thử phương pháp tự chữa từ cứu mình. Ngày 30/7/2003, tôi đột nhiên bị gãy đốt xương sống thắt lưng thứ 4, nằm liệt giường.Chuyên gia của Thượng Hải, Hàng Châu, Phúc Kiến đều nghi ung thư di căn xuống xương sống gây gãy xương bệnh lý (chú thích tác giả: tại sao các chuyên gia này không nghĩ đến vì hoá trị dùng lượng thuốc lớn đã gây nên loãng xương). Tôi chỉ dựa giường nghỉ ngơi và luyện khí công, không dùng bất kỳ phác đồ điều trị nào nữa, sau đó lưng cũng khỏi, đi lại như bay. Chung sống với ung thư đến tháng 2/2004, tôi khám ra nội mạc tử cung dầy lên. Tôi nghi là do tôi dùng thuốc nội tiết tố lâu ngày gây ra. Trước tình hình dừng dùng thuốc nội tiết tố vẫn không giải quyết được vấn đề, hầu như tất cả các bác sỹ đều khuyên tôi cắt bỏ tử cung và buồng trứng.Tôi không đồng ý và vẫn kiên trì luyện khí công. Tới tháng 8 tình hình bắt đầu sáng sủa lên, độ dày nội mạc tử cung đã hồi phục mức bình thường. (Chu Thân Sinh: “Khoa học chống ung thư, yêu thương cuộc sống”. Nhà xuất bản văn hoá nghệ thuật Hoa Hạ. Tháng 5/2005).

Điều tiên quyết trong thành công chống lại ung thư của Hoà Hoả là gì? Chính là không tin vào tất cả chỉ đạo của các chuyên gia. Chính nguyện vọng chủ quan của cô cũng không muốn làm như thế.Nhưng tình hình khách quan bắt cô cự tuyệt ý kiến chuyên gia.Hoá xạ trị khiến cơ thể cô kiệt quệ tới mức không chịu nổi nữa.Chuyên gia vẫn cho rằng nên tiếp tục. Chuyên gia nghĩ về việc làm thế nào để diệt hết tế bào ung thư, còn Hoà Hoả nghĩ làm thế nào để bảo vệ tính mạng cô. Đây chính là khiếm khuyết cốt yếu của y học phương Tây hiện đại. Cô cảm thấy tiếp tục nữa chắc chắn chết vậy chẳng thà chung sống với bệnh may ra còn có tia hy vọng. Vì thế lần đâu cô từ chối chỉ đạo của chuyên gia.Sự lựa chọn vào thời khắc quan trọng của Hoà Hoả đã phản ánh năng lực tư duy logic của cô.Chính vì cô có năng lực này mới giúp cô tự cứu mình vào lúc quyết định.

Bệnh nhân làm phẫu thuật, cắt bỏ đi ổ bệnh, đã năm lần bảy lượt hoá xạ trị, lượng thuốc dùng cũng gấp người khác đến 3 lần, ung thư vẫn có thể tái phát. Đến lúc này, tự bản thân người bệnh cũng cảm thấy cứ tiếp tục thế này chỉ có một con đường chết. Tại làm sao chuyên gia lại cho rằng vẫn nên tiếp tục? Biết rõ bệnh nhân sẽ chết, tại sao lại làm bác sỹ, lại còn kiên quyết tiễn người ta vào con đường chết? Tôi đương nhiên không cho rằng các chuyên gia cố ý vậy, nhưng tại sao họ không nghĩ được hậu quả của ý kiến bản thân?