UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

"Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, tỉ lệ tử vong lên đến 70 %. Bệnh nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%."

 

UNG THƯ THỰC TRÀNG

 

"Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, tỉ lệ tử vong lên đến 70 %. Bệnh nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%."

Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 ở nam giới và thứ 2 ở nữ, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh chiếm khoảng 9,7% tất cả các loại ung thư. Tỉ lệ mắc bệnh có sự khác biệt gấp 10 lần khi so sánh các vùng địa lý khác nhau.

Hiện tại xuất độ mắc bệnh đang tăng ở những vùng được cho là “nguy cơ thấp” (châu Á, Nam Mỹ), trong khi đó ở khu vực “nguy cơ cao” lại ổn định (Tây Âu và Australia) hay giảm đi (Hoa Kỳ, Canada và New Zealand). Hiện tượng này phản ánh sự thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng theo hướng “ Tây hóa” như béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều rươu, thịt đỏ và thuốc lá.

Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4, sau ung thư vú, tiền liệt tuyến và phổi. Tỉ lệ tử vong giảm rõ rệt ở nhiều nước Tây Âu do có chiến lược tầm soát, phát hiện sớm các tổn thương ung thư và tiền ung thư, các mô thức điều trị có hiệu quả trong giai đoạn sớm. Tỉ lệ sống còn 5 năm ở giai đoạn sớm đạt 90%, giảm còn 67% khi di căn hạch, hoặc bướu xâm lấn các cơ quan lân cận và 10% khi bệnh di căn xa. Theo Globocan 2012, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 6 về tỉ lệ mắc bệnh. Gần 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III- IV.

 

 

Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư ? làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ sống còn cũng như mức sống cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bao gồm độ tuổi, lối sống, chế độ dinh dưỡng.

Độ tuổi là yếu tố nguy cơ không tránh khỏi của ung thư đại trực tràng, 70% trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi > 50. Tuy nhiên theo số liệu thống kê gần đây đang có xu hướng tăng ở nhóm trẻ hơn.

Hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân, béo phì, ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

 

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ, đạm và ít rau quả liên quan mật thiết đến ung thư đại trực tràng. Thức ăn nhiều mỡ làm tăng tổng hợp cholesterol và acid mật ở gan, từ đó gia tăng lượng sterol trong đại tràng. Chất này sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển thành acid mật thứ phát và các độc chất khác gây tổn thương và thúc đẩy hoạt đong tăng sinh bất thường biểu mô đại tràng.

ăng tiêu thụ chất xơ sẽ làm giảm thời gian ứ đọng phân, do đó niêm mạc đại tràng ít tiếp xúc với tác nhân sinh ung. Ngoài ra vi khuẩn cũng lên men chất xơ tạo thành các acid béo chuỗi ngắn, giảm pH đại tràng, từ đó ức chế các chất sinh ung.

Thức ăn giàu calci cũng giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng do kết hợp với acid béo và dịch mật tạo thành hỗn hợp không tan, ít tác động vào niêm mạc đại tràng, mặt khác còn làm giảm tăng sinh tế bào. Vitamin A, C cũng có tác dụng như những chất oxy hóa, ngăn ngừa ung twh đại tràng.

Những đối tượng sau đây được xếp vào nhóm có “nguy cơ cao” mắc bệnh:

Có bướu tuyến (adenoma), bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng).

Có người trong gia đình bị ung thư đại trực tràng hay polyp.

Các hội chứng di truyền như hội chứng đa polyp tuyến gia đình , hội chứng Lynch, hội chứng Turcot, Peutz- Jeghers cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Theo số liệu thống kê ở trên ở các nước phát triển tỉ lệ tử vong do bệnh đã giảm, tỉ lệ sống còn gia tăng nguyên nhân ngoài việc giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như lối sống và chế độ dinh dưỡng mà còn do chiến lược tầm soát, phát hiện sớm các tổn thương ung thư và tiền ung thư. Vây tầm soát ung thư đại trực tràng là làm gì và bắt đầu từ khi nào?

Theo khuyến cáo của Hội chống ung thư Hoa Kỳ:

Đối với người độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên, không triệu chứng, không có tiền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng: nội soi khung đại tràng 1 lần/10 năm hoặc tìm máu ẩn trong phân mỗi năm + nội soi đại trang sigma mỗi 5 năm hoặc chụp cản quang kép khung đại tràng mỗi 5 năm.

Đối với người có tiền căn viêm đại tràng: nội soi khung đại tràng mỗi 1-2 năm bắt đầu từ năm thứ 8 kể từ khi có triệu chứng viêm toàn bộ khung đại tràng và bắt đầu từ năm thứ 15 kể từ khi có triệu chứng viêm đại tràng trái.

Đối với người có tiền căn gia đình có người bị ung thư đại trực tràng nhưng không thuộc loại đa polyp tuyến gia đình (FAP- Familial Adenomatus Polyposis) hoặc loại ung thư đại tràng thể di truyền không đa polyp (HNPCC- Hereditary Non-Polyposis Colon Cancer): nội soi khung đại tràng 1-5 năm/ lần, bắt đàu từ tuổi 40 hoặc sớm hơn 10 tuổi so với tuổi của người mắc bệnh trẻ nhất trong gia đình.

Đối với những gia đình có đa polyp tuyến đại tràng (FAP), nguy cơ ung thư đại trực tràng là 100% từ tuổi 50 trở đi: nên xét nghiệm gen APC, tầm soát từ rất sớm, cắt toàn bộ đại tràng hoặc cắt đại tràng – hậu môn khi có xuất hiện polyp.

Đối với những gia đình thuộc loại ung thư đại tràng thể di truyền không đa polyp (HPNCC): nội soi khung đại tràng 1-2 năm/ một lần, bắt đầu từ tuổi 20-25 hoặc sớm hơn 10 tuổi so với tuổi của người mắc bệnh trẻ nhất trong gia đình .