CHỮA LÀNH SANG CHẤN TÂM LÝ HIỆU QUẢ

"Những cảm xúc lo, mừng mạnh mẽ có thể tác động ngay lập tức hoặc kéo dài đến sức khỏe của chúng ta đáng kể. Nguyên lý sau đây giúp điều tiết được tâm, hay cảm xúc của bản thân có thể chữa lành bệnh tật mà không cần thang thuốc."

 

Chữa Lành Sang Chấn Tâm Lý Hiệu Quả

 

"Những cảm xúc lo, mừng mạnh mẽ có thể tác động ngay lập tức hoặc kéo dài đến sức khỏe của chúng ta đáng kể. Nguyên lý sau đây giúp điều tiết được tâm, hay cảm xúc của bản thân có thể chữa lành bệnh tật mà không cần thang thuốc."

Bệnh tật từ tâm mà ra rất nhiều. Những cảm xúc lo, mừng mạnh mẽ có thể tác động ngay lập tức hoặc kéo dài đến sức khỏe của chúng ta đáng kể. Do đó, điều tiết được tâm, hay cảm xúc của bản thân có thể chữa lành bệnh tật mà không cần thang thuốc.  Trông Nội Kinh có đưa ra lý luận Ngũ tình tương thông tức là:  “Tức giận thắng suy tư, suy tư thắng sợ hãi, sợ hãi thắng vui mừng, vui mừng thắng ưu phiền, đau buồn thắng tức giận”. Người xưa đã vận dụng kinh nghiệm này để mà chữa lành cho nhiều người vui mừng quá rồ hay lo âu hóa trầm cảm, đều có hiệu quả.

Phạm Tiến đã hơn 50 tuổi nhưng thi cử nhiều lần không đỗ. Bỗng một ngày, nghe nói trúng cử nhân. Mừng quá hóa điên, bên thì vỗ tay, miệng hét to “A, tốt rồi! Tôi đỗ rồi!”, trượt ngã xuống ao, luống cuống dứng dậy, hai tay đầy cát vàng, cả người ướt nhẹp, tóc tai xõa tung ra, giày cũng rơi mất một chiếc vẫn không ngừng vỗ tay và hét lớn “A, tốt rồi! Tôi đỗ rồi!”. Trong sự đau buồn của gia đình và tiếc nuối của láng giềng, một người báo tin vui nảy ra ý tưởng tìm một người Phạm Tiến sợ nhất đến tát một cái và nói với ông rằng ông chưa đỗ nhằm chữa khỏi bệnh tình cho ông. Thế là mọi người tìm đến Hồ Đồ Hộ - nhạc phụ của Phạm Tiến. Hồ Đồ Hộ mạnh tay tát “tên mọt sách” này một tát. Quả nhiên, đã làm người con rể bừng tỉnh lại.

 

 

Ngô Kính Tử đã mô tả một cách tinh tế trong tiểu thuyết Nho Lâm ngoại sử câu chuyện về di chứng sau “thi cử nhân”. Kỳ thực tại thời đại đó, di chứng sau “thi cử nhân” của những người như Phạm Tiến quả không ít. Chẳng qua trong thực tế, thầy thuốc dùng cách chữa trị kỳ diệu hơn mà thôi.

Theo ghi chép trong Quảng Dương tạp ký của Thanh Lưu Hiến Đình, cuối triều Minh, huyện Cao Bưu có một thầy thuốc rất nổi tiếng tên Viên Thể Am. Một ngày nọ, có một thư sinh thi đỗ kỳ thi hương, mừng quá phát điên. Cả ngày chỉ biết cười không ngừng nghỉ đành đến cầu thầy thuốc Viên. Viên Thể Am sau khi khám cẩn thận, nghĩ thoáng qua một chốc rồi bảo chàng thư sinh: “Không hay rồi. Bệnh của anh đã hết cách chữa rồi. Chỉ vài ngày nữa sẽ chết thôi. Anh mau mau về nhà thôi kẻo không kịp”. Nói rồi Viên Thể Am viết một bức thư đưa cho tân cử nhân và dặn “Trên đường về lúc ghé ngang Trấn Giang, hãy chuyển bức thư này cho thầy thuốc Hà ở đó nhờ thầy xem cho, may ra còn có cách cứu mạng”.

Tân cử nhân đến Trấn Giang bệnh tự nhiên lại khỏi nhưng anh ta vẫn tìm thầy thuốc Hà và giao bức thư. Thầy thuốc Hà xem xong bức thư liền chuyển lại cho cử nhân xem. Chỉ thấy trong thư ghi: “Vị cử nhân này vì vui mừng quá độ mà điên. Bởi vì tâm trí mở ra không cách nào khép lại. Loại bệnh này không phải thuốc hay tiền bạc có thể chữa được. Vì thế tôi dùng bức thư uy hiếp này khiến anh ta sợ đồng thời lấy cái chết dọa anh ta làm anh ta buồn rầu, trầm cảm. Có như vậy tâm trạng mới khép trở lại. Đợi anh ta đến Trấn Giang, bệnh tự nhiên sẽ khỏi hẳn”. Tân cử nhân xem xong bức thư vô cùng thán phục, mặt quay hướng Bắc vái hai lạy rồi rời đi.

Từ trường hợp Phạm Tiến đến vị tân cử nhân này, dù cách chữa không giống nhau nhưng hiệu quả đồng nhất. Tâm bệnh đòi hỏi thuốc chữa tâm bệnh. Đó gọi là điều tiết tinh thần tình cảm, cũng là cách gọi thông thường của phương pháp điều trị tâm lý. Trông Nội Kinh có đưa ra lý luận Ngũ tình tương thông tức là:  “Tức giận thắng suy tư, suy tư thắng sợ hãi, sợ hãi thắng vui mừng, vui mừng thắng ưu phiền, đau buồn thắng tức giận”. Có thể thấy rõ rằng Viên Thể Am đã hoàn thiện và phát triển lý luận này lên. Đồng thời, mạnh dạn vận dụng vào thực tế, hiệu quả trông thấy. 

Trong lịch sử cũng có một ví dụ sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý. Cũng là bệnh tình của người vừa trúng cử nhân.  Lần này thầy thuốc không phải là người bình thường mà là danh y đời Thanh Diệp Quế-Diệp Thiên Sĩ. Theo ghi chép Chí Dị Tục Biên của Thanh Thành Tử đời Thanh, con trai đốc phủ của một tỉnh mới vừa tròn 20 tuổi đã đỗ cử nhân. Mặc nhiên, người đến chúc mừng nhiều chen hỏng cả cửa. Ai biết được rằng chưa được mấy ngày, vị công tử này mừng quá hóa sầu, bỗng nhiên hai mắt sưng đỏ, đau đớn khôn xiết, rên la suốt đêm ngày. Đốc phủ bèn mởi tới Danh y Diệp Thiên Sĩ.

Diệp Thiên Sĩ chẩn bênh xong bèn nói: “Mắt thì không vấn đề gì, sắp khỏi thôi. Nhưng đáng ngại nhất là nội trong vòng 7 ngày nữa, gan bàn chân của anh sẽ sinh lở loét. Một khi độc trong vết loét phát tác thì không cách gì chữa trị”. Bởi vì mọi người đều biết Diệp Thiên Sĩ y thuật cao minh nên không dám nói thêm nửa lời. Vị công tử nghe xong chẩn đoán vô cùng sợ hãi, cầu xin Diệp Thiên Sĩ cứu mạng. Diệp Thiên Sĩ nói: “ Được rồi. Ngươi hãy thử làm theo cách của ta xem”. Vị công tử gật đầu lia lịa. Diệp Thiên Sĩ nói tiếp: “Ngươi hãy bình tâm tĩnh khí ngồi xuống, dùng tay trái xoa bóp gan bàn chân phải 360 lần, lại dùng tay phải xoa gan bàn chân trái 360 lần. Mỗi ngày đều làm như vậy 7 lần. Đợi đến 7 ngày sau ta sẽ quay lại xem”.

Bảy ngày trôi qua, Diệp Thiên Sĩ lại được mời tới. Công tử nói: “Mắt ta quả khỏi rất nhanh như ngài nói. Nhưng độc ở gan bàn chân liệu còn phát tác?”. Diệp Thiên Sĩ cười rồi nói: “Mấy ngày trước nói vết lở có độc phát tác là lừa ngươi mà thôi. Hiện giờ nhà ngươi phú quý vẹn toàn, việc gì cũng mãn nguyện cả chỉ còn duy có sợ chết. Vì thế, chỉ có dùng cái chết để dọa được ngươi. Như thế mới có thể khiến ngươi xóa bỏ tạp niệm trong lòng, chú tâm vào bàn chân mình. Đồng thời, dùng tay xoa bóp gan bàn chân có thể dẫn hỏa hạ hành. Tự nhiên đau mắt sẽ khỏi thôi. Nếu không càng nóng, mắt lại càng đau thì dù cho ngày ngày uống thuốc tiên cũng há có tác dụng gì?”.

Cách điều trị tâm lý của Diệp Thiên Sĩ đã đạt được thành công. Đốc phủ thấy con trai khỏe mạnh trở lại vô cùng vui sướng bèn biếu tặng Diệp Thiên Sĩ vô số quà để biểu đạt cảm kích.

Câu chuyện về các danh y cổ đại chữa trị di chứng sau “thi cử nhân” ngày hôm nay kể lại cũng thật nhiều điều thú vị. Kỳ thi đại học năm nay dã kết thúc, chúng tôi chân thành hy vọng các thí sinh dùng thái độ đúng đắn đối diện với chuyện đỗ-trượt. Chớ để cái giá của sự đau khổ thử thách danh y thời nay. Kỳ thực, đời người chỗ nào cũng luôn có cả một bầu trời xanh. Chỉ cần chân bước vững, tâm hướng thượng đều có thể đi trên con đường riêng của mình.